Nếu chỉ chăm chăm nhìn vào những thiếu sót mà không nhìn thấy những gì họ làm được là không khách quan, không khoa học, đôi khi vô tình làm mất đi những lãnh đạo tốt. Và, một khi nhà lãnh đạo là tấm gương sáng cho mọi người noi theo, thì mọi người sẽ đi theo nhà lãnh đạo còn mạnh mẽ hơn cả bản thân họ.

Gắn với hoạt động từ thiện luôn đem lại hình ảnh tốt đẹp cho các thương hiệu. Trong các thảm họa thiên nhiên hay khủng hoảng nhân đạo, các thương hiệu làm từ thiện chính là lúc thể hiện trách nhiệm xã hội và “đền đáp” lại xã hội.

Trong xu thế toàn cầu hóa ngày nay, cạnh tranh quốc tế đang diễn ra trên tất cả các lĩnh vực ngày càng trở nên gay gắt, đòi hỏi mọi loại hình thiết chế tổ chức xã hội phải tái cấu trúc lại chính mình để thích nghi và phát triển, dựa trên cơ sở phát huy nguồn lực nội sinh và tìm kiếm, dung nạp các nguồn lực ngoại sinh. Lý luận và thực tiễn cho thấy, văn hóa là một nguồn lực nội sinh có thể tạo nên sự phát triển đột phá và bền vững của một tổ chức, khi tổ chức đó biết khai thác, vận dụng các yếu tố văn hóa vào hoạt động của mình. Với những lý do như vậy, các loại hình tổ chức ngày càng nhận thức được vai trò quan trọng của xây dựng văn hóa tổ chức phù hợp để nâng cao sức cạnh tranh và tạo ra khả năng phát triển bền vững.

Trong những năm qua, nhiều người trong chúng ta đã từng rất ngạc nhiên khi chứng kiến bao nhiêu hoạt động đã xảy ra, khi một sở thích nho nhỏ của một nhóm người trở thành mốt thời thượng và ai ai cũng muốn chạy theo.

Socrates từng nói rằng: “Hãy biết mình”. Đây là một lời khuyên tốt để phát triển sự nghiệp của một nhà quản lý.